Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ

Thứ Hai, 11/01/2016, 13:11 GMT+7

Đã có nhiều kinh nghiệm giúp các tài xế để xử lý các trường hợp cơ bản thường xảy ra, chuyên mục kỳ này xin giới thiệu với bạn đọc một số kinh nghiệm lái xe băng qua đường ray, cách sử dụng đèn xi nhan...

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ

Kinh nghiệm lái xe an toàn 

Băng qua đường ray

Đang “bon bon” trên đường quê mát mẻ, bạn nhận thấy bảng báo hiệu có đường ray xe lửa phía trước nhưng không có rào chắn hay đèn báo hiệu là tàu sắp đi qua. Nên làm gì đây?

Hãy dừng lại, quan sát và lắng nghe. Theo quy định, bạn phải giảm tốc độ hoặc dừng xe nếu cần thiết khi sắp băng qua các đường rày. Tàu hỏa luôn có quyền ưu tiên và phải mất một khoảng cách lớn để nó có thể dừng lại được.

Do vậy đừng bao giờ thử chạy đua thời gian với một đoàn tàu khi băng qua đường ray bởi vì rất khó dự đoán chính xác tốc độ thực của nó.

Bám đuôi quá gần

Bạn đang di chuyển trên một con đường hai chiều đông đúc. Khi tiến gần đến một giao lộ, một chiếc xe bên làn đường đối diện đột ngột rẽ trái không báo trước khiến cho chiếc xe đi trước bạn phải đạp phanh bất ngờ. Bạn cũng đạp phanh gấp nhưng đã quá trễ, đuôi xe phía trước đã bẹp dúm. Vậy chúng ta có thể làm gì để tránh tình huống này?

Hãy giữ khoảng cách với xe phía trước đủ lớn để bạn có thể dừng lại an toàn trong trường hợp phải phanh gấp. Trong điều kiện tầm nhìn tốt, mặt đường khô thoáng và có một lối rẽ an toàn thay thế, bạn hãy giữ khoảng cách với xe phía trước trong khoảng thời gian tốt nhất là 3 giây.

Bạn có thể tính toán đo lường khoảng cách 3 giây như sau: Chọn một vật phía trước, ví dụ cây cột đèn bên đường; Khi đuôi xe phía trước vừa vượt qua cột đèn đó thì bạn bắt đầu đếm tới 3; Nếu mũi xe bạn vượt qua cái cột đèn trước khi bạn đếm tới 3 nghĩa là bạn đang bám theo quá gần.

Túi khí

Túi khí, dây an toàn sẽ phát huy tác dụng trong các trường hợp va chạm trực diện hoặc gần trực diện. Khi được sử dụng kết hợp với các dây đai an toàn, túi khí sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do các vụ tại nạn gây ra.

Túi khí không nổ khi xe bạn bị đâm từ phía sau hay bên hông, hoặc khi bạn tính toán sai khoảng cách dừng và đâm vào một xe đang đậu ở tốc độ 16 - 24 km/h.

Hãy nhớ rằng việc đeo dây an toàn rất quan trọng, thậm chí nếu xe bạn đã được trang bị thêm túi khí. Đai an toàn sẽ mang lại sự bảo vệ tối đa trong tất cả trường hợp va chạm chứ không riêng gì những vụ va chạm trực diện.

Sử dụng đèn xi nhan

Luôn luôn sử dụng đèn xi nhan khi muốn chuyển làn đường, thậm chí nếu bạn đang ở trên làn đường chỉ được phép rẽ phải, bạn cũng phải nhá xi nhan.

Khi sử dụng đèn xi nhan để chuyển làn đường, mọi người sẽ hiểu được ý định của bạn, bao gồm các tài xế xe hơi, xe máy và cả khách bộ hành. Thêm vào đó, khi làm thế bạn đã thể hiện mình là người luôn tuân thủ luật giao thông và có thể tránh được những vé phạt của cảnh sát. Bạn nên nháy đèn trước khoảng 20 -30 mét trước khi chuyển hướng.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Nhận ra nguy hiểm

Những đứa trẻ đang đùa nghịch bên vệ đường, những chiếc xe băng qua đường, một ai đó đang bước ra khỏi xe, động vật hai bên đường… tất cả đều có thể tiềm ẩn nguy cơ của một tại nạn xảy ra với bất cứ tài xế nào lơ đễnh, thiếu quan sát.

Do vậy hãy luôn quan sát đường đi phía trước bên trái cũng như bên phải để có một cái nhìn bao quát ít nhất là 12 giây về phía trước. Chuẩn bị sẵn các tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn có đủ thời gian và khoảng cách để đưa ra các quyết định đúng đắn và kiểm soát được tốc độ xe.

Khi di chuyển ở tốc độ càng cao, mắt bạn càng tập trung nhiều hơn vào những vật thể ngay trước mắt mà quên đi những thứ ở hai bên nên nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn. Do đó hãy cố gắng quan sát, bao quát đường đi phía trước trong khi lái xe.

Va chạm trực diện

Bạn đang lái xe trên một con đường 2 chiều ở tốc độ 55 mph (88 kph). Ở đằng xa, bạn nhìn thấy một chiếc xe chạy ngược chiều ở tốc độ cao đang lấn sang làn đường của bạn. Bạn hoảng hốt bấm còi nhưng chiếc xe kia vẫn lao đến. Có thể tài xế đang ngủ gật hoặc say rượu.

Để tránh một tại nạn trực diện có thể xảy ra bạn hãy di chuyển về bên phải. Nếu bạn chuyển sang bên trái thì tai nạn bạn đang cố tránh vẫn có thể xảy ra bởi vì nếu tài xế chiếc xe kia tỉnh giấc, theo bản năng anh ta có thể đánh lái trở lại làn đường anh ta lẽ ra nên đi.

Giảm tốc độ và mau chóng tách ra khỏi làn đường bạn đang đi. Đánh lái về bên phải càng nhiều càng tốt và nếu cần thiết thì lái ra khỏi làn đường bạn đang chạy.

Đánh xe ra khỏi làn đường đang lưu thông không phải là không nguy hiểm vì bạn có thể bị thương tích khi va chạm với các vật thể bên đường. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn là đấu đầu trực diện, nếu bạn buộc phải đâm vào một thứ gì đó.

>> Xem thêm: Xe tải Kia

Kinh nghiệm lái xe an toàn nhất định bạn phải biết

Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn mà bạn nên biết để xử lý các tình huống thường gặp trong điều kiện vận hành thực tế tại Việt Nam.

Giữ tập trung

Trên 70% các vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân các tài xế không tập trung vào việc điều khiển xe. Các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến tài xế, quan trọng là bạn phải biết hạn chế chúng và tập trung tối đa vào việc lái xe.

Không lái xe sau khi uống rượu bia

Đây là một trong những kinh nghiệm lái xe an toàn mà chúng ta được nghe hàng ngày nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng chút nào. Hãy hạn chế thức uống có nồng độ cồn cao vì sức khỏe và sự an toàn của bản thân và gia đình chúng ta.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Hiểu rõ các tín hiệu khi tham gia giao thông

Những người đang học lái xe, thậm chí rất nhiều tài xế đã lái xe một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, đó là ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng.

Sử dụng đèn xi-nhan, còi, đèn pha/cốt, tín hiệu khẩn cấp...

Bạn chỉ nên dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ "không nhận ra điều đó". Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còi liên tục và quá to, điều này sẽ làm người đi xe máy bị giật mình và tai nạn có thể xảy ra.

Khi muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống thật an toàn. Khi đi trong thành phố, tốt nhất bạn nên hạ một chút cửa kính bên tài xuống để nghe được các tín hiệu âm thanh xung quanh, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại mang lại hiệu quả lớn giúp bạn lái xe an toàn hơn.

Lái xe trong điều kiện mưa gió

Khi có mưa thì bạn nên bật đèn, giảm tốc độ, lái xe cẩn thận khi có giông bụi, tránh xa xe máy và xe đạp, kiểm tra kỹ cửa xe... Đường mưa mới ướt sẽ rất trơn, do đó kinh nghiệm lái xe an toàn trong điều kiện đường sá này là bạn phải xử lý phanh, đánh lái, xi-nhan sớm hơn, giữ khoảng cách xe hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa và sấy kính với chế độ phù hợp để có tầm nhìn tốt nhất.

Nếu mưa to: Đừng bao giờ chạy quá 80km/h, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không phanh trong trường hợp này.

Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn sẽ dễ bị trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp, chỉ nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường.

Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại.

Nếu gặp bão lớn hoặc gió quá mạnh: Tốt nhất là đi tìm chỗ trú vì nhiều khả năng sẽ có cây đổ, dây điện bị đứt, tai nạn bất ngờ rình rập bất cứ lúc nào...

Nếu buộc phải lái thì nên đi với tốc độ chậm, khi xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm.

Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn.

Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì khi đó xe rất dễ bị nghiêng.

Lái xe ban đêm

Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày vì tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đờ-mi, giảm tốc và bỏ kính râm. Khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh/vượt xe, nhất quyết không đi nếu đèn không đảm bảo.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn cốt và đèn cảnh báo.

Lái xe lúc trời nắng chói

Thường gặp trường hợp này khi sáng sớm hoặc xế chiều. Lau kính trước sạch sẽ, dùng kính râm và tấm che nắng để tránh bị chói mắt. Nếu xe ngược chiều hoặc xe đi sau bạn bị chói nắng thì nên cẩn thận trước khi rẽ vì đó họ sẽ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị lúc này đã bị hạn chế.

Hãy luôn "nhường nhịn"

Khi chạy đường trường nếu bạn chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải & xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ "mất trớn", tốn nhiên liệu. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ.

Chính vì thế, tốt nhất là các bạn cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của bạn nữa. Còn khi chạy trong thành phố, "nhường nhịn" là một thói quen văn minh nhưng đôi khi cũng phải mạnh dạn để dòng xe lưu thông không tắc nghẽn, điều này tùy từng trường hợp mà bạn có thể đưa ra phương án xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Không bám đuôi xe lớn hơn

Nhiều người chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ phần đường và tình huống sắp xảy ra phía trước. Khi xe chạy trước mình vượt xong, lách vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả thế nào thì các bạn cũng đã thấy quá nhiều rồi...

Lời khuyên quan trọng nhất là: khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt và tuyệt đối không nên vượt "đúp" cùng với xe chạy trước mình.

Lời khuyên về tâm lý trong trường hợp khẩn cấp

Tình huống hoặc tình thế khẩn cấp có thể đến với tất cả mọi người, những bác tài lâu năm, những chiếc xe đã được chuẩn bị tốt vẫn có thể gặp các sự cố nguy hiểm trên đường bất kỳ lúc nào. Điều quan trọng cũng như kinh nghiệm lái xe an toàn nhất bạn cần ghi nhớ: đừng quá lo lắng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động và mục tiêu trên hết là giữ cho hành khách trên xe và bản thân mình luôn được an toàn nhất có thể.

Đã có nhiều kinh nghiệm giúp các tài xế để xử lý các trường hợp cơ bản thường xảy ra, chuyên mục kỳ này xin giới thiệu với bạn đọc một số kinh nghiệm lái xe băng qua đường ray, cách sử dụng đèn xi nhan...

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ

Kinh nghiệm lái xe an toàn 

Băng qua đường ray

Đang “bon bon” trên đường quê mát mẻ, bạn nhận thấy bảng báo hiệu có đường ray xe lửa phía trước nhưng không có rào chắn hay đèn báo hiệu là tàu sắp đi qua. Nên làm gì đây?

Hãy dừng lại, quan sát và lắng nghe. Theo quy định, bạn phải giảm tốc độ hoặc dừng xe nếu cần thiết khi sắp băng qua các đường rày. Tàu hỏa luôn có quyền ưu tiên và phải mất một khoảng cách lớn để nó có thể dừng lại được.

Do vậy đừng bao giờ thử chạy đua thời gian với một đoàn tàu khi băng qua đường ray bởi vì rất khó dự đoán chính xác tốc độ thực của nó.

Bám đuôi quá gần

Bạn đang di chuyển trên một con đường hai chiều đông đúc. Khi tiến gần đến một giao lộ, một chiếc xe bên làn đường đối diện đột ngột rẽ trái không báo trước khiến cho chiếc xe đi trước bạn phải đạp phanh bất ngờ. Bạn cũng đạp phanh gấp nhưng đã quá trễ, đuôi xe phía trước đã bẹp dúm. Vậy chúng ta có thể làm gì để tránh tình huống này?

Hãy giữ khoảng cách với xe phía trước đủ lớn để bạn có thể dừng lại an toàn trong trường hợp phải phanh gấp. Trong điều kiện tầm nhìn tốt, mặt đường khô thoáng và có một lối rẽ an toàn thay thế, bạn hãy giữ khoảng cách với xe phía trước trong khoảng thời gian tốt nhất là 3 giây.

Bạn có thể tính toán đo lường khoảng cách 3 giây như sau: Chọn một vật phía trước, ví dụ cây cột đèn bên đường; Khi đuôi xe phía trước vừa vượt qua cột đèn đó thì bạn bắt đầu đếm tới 3; Nếu mũi xe bạn vượt qua cái cột đèn trước khi bạn đếm tới 3 nghĩa là bạn đang bám theo quá gần.

Túi khí

Túi khí, dây an toàn sẽ phát huy tác dụng trong các trường hợp va chạm trực diện hoặc gần trực diện. Khi được sử dụng kết hợp với các dây đai an toàn, túi khí sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong do các vụ tại nạn gây ra.

Túi khí không nổ khi xe bạn bị đâm từ phía sau hay bên hông, hoặc khi bạn tính toán sai khoảng cách dừng và đâm vào một xe đang đậu ở tốc độ 16 - 24 km/h.

Hãy nhớ rằng việc đeo dây an toàn rất quan trọng, thậm chí nếu xe bạn đã được trang bị thêm túi khí. Đai an toàn sẽ mang lại sự bảo vệ tối đa trong tất cả trường hợp va chạm chứ không riêng gì những vụ va chạm trực diện.

Sử dụng đèn xi nhan

Luôn luôn sử dụng đèn xi nhan khi muốn chuyển làn đường, thậm chí nếu bạn đang ở trên làn đường chỉ được phép rẽ phải, bạn cũng phải nhá xi nhan.

Khi sử dụng đèn xi nhan để chuyển làn đường, mọi người sẽ hiểu được ý định của bạn, bao gồm các tài xế xe hơi, xe máy và cả khách bộ hành. Thêm vào đó, khi làm thế bạn đã thể hiện mình là người luôn tuân thủ luật giao thông và có thể tránh được những vé phạt của cảnh sát. Bạn nên nháy đèn trước khoảng 20 -30 mét trước khi chuyển hướng.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Nhận ra nguy hiểm

Những đứa trẻ đang đùa nghịch bên vệ đường, những chiếc xe băng qua đường, một ai đó đang bước ra khỏi xe, động vật hai bên đường… tất cả đều có thể tiềm ẩn nguy cơ của một tại nạn xảy ra với bất cứ tài xế nào lơ đễnh, thiếu quan sát.

Do vậy hãy luôn quan sát đường đi phía trước bên trái cũng như bên phải để có một cái nhìn bao quát ít nhất là 12 giây về phía trước. Chuẩn bị sẵn các tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn có đủ thời gian và khoảng cách để đưa ra các quyết định đúng đắn và kiểm soát được tốc độ xe.

Khi di chuyển ở tốc độ càng cao, mắt bạn càng tập trung nhiều hơn vào những vật thể ngay trước mắt mà quên đi những thứ ở hai bên nên nguy cơ xảy ra tai nạn là rất lớn. Do đó hãy cố gắng quan sát, bao quát đường đi phía trước trong khi lái xe.

Va chạm trực diện

Bạn đang lái xe trên một con đường 2 chiều ở tốc độ 55 mph (88 kph). Ở đằng xa, bạn nhìn thấy một chiếc xe chạy ngược chiều ở tốc độ cao đang lấn sang làn đường của bạn. Bạn hoảng hốt bấm còi nhưng chiếc xe kia vẫn lao đến. Có thể tài xế đang ngủ gật hoặc say rượu.

Để tránh một tại nạn trực diện có thể xảy ra bạn hãy di chuyển về bên phải. Nếu bạn chuyển sang bên trái thì tai nạn bạn đang cố tránh vẫn có thể xảy ra bởi vì nếu tài xế chiếc xe kia tỉnh giấc, theo bản năng anh ta có thể đánh lái trở lại làn đường anh ta lẽ ra nên đi.

Giảm tốc độ và mau chóng tách ra khỏi làn đường bạn đang đi. Đánh lái về bên phải càng nhiều càng tốt và nếu cần thiết thì lái ra khỏi làn đường bạn đang chạy.

Đánh xe ra khỏi làn đường đang lưu thông không phải là không nguy hiểm vì bạn có thể bị thương tích khi va chạm với các vật thể bên đường. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn là đấu đầu trực diện, nếu bạn buộc phải đâm vào một thứ gì đó.

>> Xem thêm: Xe tải Kia

Kinh nghiệm lái xe an toàn nhất định bạn phải biết

Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn mà bạn nên biết để xử lý các tình huống thường gặp trong điều kiện vận hành thực tế tại Việt Nam.

Giữ tập trung

Trên 70% các vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân các tài xế không tập trung vào việc điều khiển xe. Các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến tài xế, quan trọng là bạn phải biết hạn chế chúng và tập trung tối đa vào việc lái xe.

Không lái xe sau khi uống rượu bia

Đây là một trong những kinh nghiệm lái xe an toàn mà chúng ta được nghe hàng ngày nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng chút nào. Hãy hạn chế thức uống có nồng độ cồn cao vì sức khỏe và sự an toàn của bản thân và gia đình chúng ta.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Hiểu rõ các tín hiệu khi tham gia giao thông

Những người đang học lái xe, thậm chí rất nhiều tài xế đã lái xe một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, đó là ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng.

Sử dụng đèn xi-nhan, còi, đèn pha/cốt, tín hiệu khẩn cấp...

Bạn chỉ nên dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ "không nhận ra điều đó". Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còi liên tục và quá to, điều này sẽ làm người đi xe máy bị giật mình và tai nạn có thể xảy ra.

Khi muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống thật an toàn. Khi đi trong thành phố, tốt nhất bạn nên hạ một chút cửa kính bên tài xuống để nghe được các tín hiệu âm thanh xung quanh, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại mang lại hiệu quả lớn giúp bạn lái xe an toàn hơn.

Lái xe trong điều kiện mưa gió

Khi có mưa thì bạn nên bật đèn, giảm tốc độ, lái xe cẩn thận khi có giông bụi, tránh xa xe máy và xe đạp, kiểm tra kỹ cửa xe... Đường mưa mới ướt sẽ rất trơn, do đó kinh nghiệm lái xe an toàn trong điều kiện đường sá này là bạn phải xử lý phanh, đánh lái, xi-nhan sớm hơn, giữ khoảng cách xe hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa và sấy kính với chế độ phù hợp để có tầm nhìn tốt nhất.

Nếu mưa to: Đừng bao giờ chạy quá 80km/h, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không phanh trong trường hợp này.

Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn sẽ dễ bị trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp, chỉ nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường.

Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại.

Nếu gặp bão lớn hoặc gió quá mạnh: Tốt nhất là đi tìm chỗ trú vì nhiều khả năng sẽ có cây đổ, dây điện bị đứt, tai nạn bất ngờ rình rập bất cứ lúc nào...

Nếu buộc phải lái thì nên đi với tốc độ chậm, khi xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm.

Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn.

Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì khi đó xe rất dễ bị nghiêng.

Lái xe ban đêm

Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày vì tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đờ-mi, giảm tốc và bỏ kính râm. Khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh/vượt xe, nhất quyết không đi nếu đèn không đảm bảo.

Kinh nghiệm lái xe an toàn nên ghi nhớ
Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn cốt và đèn cảnh báo.

Lái xe lúc trời nắng chói

Thường gặp trường hợp này khi sáng sớm hoặc xế chiều. Lau kính trước sạch sẽ, dùng kính râm và tấm che nắng để tránh bị chói mắt. Nếu xe ngược chiều hoặc xe đi sau bạn bị chói nắng thì nên cẩn thận trước khi rẽ vì đó họ sẽ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị lúc này đã bị hạn chế.

Hãy luôn "nhường nhịn"

Khi chạy đường trường nếu bạn chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải & xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ "mất trớn", tốn nhiên liệu. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ.

Chính vì thế, tốt nhất là các bạn cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của bạn nữa. Còn khi chạy trong thành phố, "nhường nhịn" là một thói quen văn minh nhưng đôi khi cũng phải mạnh dạn để dòng xe lưu thông không tắc nghẽn, điều này tùy từng trường hợp mà bạn có thể đưa ra phương án xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Không bám đuôi xe lớn hơn

Nhiều người chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ phần đường và tình huống sắp xảy ra phía trước. Khi xe chạy trước mình vượt xong, lách vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả thế nào thì các bạn cũng đã thấy quá nhiều rồi...

Lời khuyên quan trọng nhất là: khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt và tuyệt đối không nên vượt "đúp" cùng với xe chạy trước mình.

Lời khuyên về tâm lý trong trường hợp khẩn cấp

Tình huống hoặc tình thế khẩn cấp có thể đến với tất cả mọi người, những bác tài lâu năm, những chiếc xe đã được chuẩn bị tốt vẫn có thể gặp các sự cố nguy hiểm trên đường bất kỳ lúc nào. Điều quan trọng cũng như kinh nghiệm lái xe an toàn nhất bạn cần ghi nhớ: đừng quá lo lắng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động và mục tiêu trên hết là giữ cho hành khách trên xe và bản thân mình luôn được an toàn nhất có thể.

Nguồn: http://xetaikia.com/kinh-nghiem-lai-xe-an-toan-nen-ghi-nho-97.html

Tags: lái xe, kinh nghiệm lái xe, cách lái xe, an toàn
InKTS.vn / Mua sắm hàng hóa
No avatar
Đăng bởi huuloi
Tham gia 04/12/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 3/3
Tags: lái xe, kinh nghiệm lái xe, cách lái xe, an toàn
InKTS.vn / Mua sắm hàng hóa